Bé mọc răng sữa bị đen và giải pháp xử lý hiệu quả

Lượt xem: 575 - Tác giả: Admin - Ngày đăng: 20/20/2019

Mọc răng sữa bị đen, hay còn được biết tới là tình trạng sún răng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề này ở răng sữa của trẻ, đồng thời có cách để xử lý hiệu quả, hay tối thiểu là kìm hãm tình trạng sún răng tới mức tối đa cần được cha mẹ hết sức chú ý. Lúc đó việc bảo vệ cho hàm răng khỏe mạnh, không xuất hiện thêm những bệnh lý không mong muốn được đảm bảo tốt.

Nguyên nhân gây ra răng sữa bị đen ở trẻ

Răng sữa bắt đầu mọc từ thời điểm trẻ bước vào tháng thứ 6 để hoàn thiện hàm răng 20 chiếc. Việc có thể chú trọng chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ răng sữa là vô cùng quan trọng và cần thiết. Lúc đó, duy trì hàm răng đẹp, tạo tiền đề cho răng vĩnh viễn mọc đều và khỏe mạnh trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực tế tình trạng răng sữa của trẻ khi mọc ra bị đen khá thường gặp và xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trẻ nhỏ ăn quá nhiều đồ ngọt

Nguyên nhân khiến răng sữa bị đen thường gặp chính là do trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt. Hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh gây ra hiện tương lên men sinh ra axit. Lúc này, lớp men răng và ngà răng của trẻ sẽ chịu những tác động tiêu cực, dễ dàng bị đen.

Răng sữa bị sún sẽ tác động qua lớp men với tốc độ nhanh chóng. Khi mà men răng, ngà răng sữa khá yếu thì việc bị sún, bị đen đi càng dễ xảy ra hơn rất nhiều.

Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh

Trẻ uống thuốc kháng sinh là một nguyên nhân gây sún răng, khiến răng bị xỉn màu khi trưởng thành. Đây là một nguyên nhân trước kia khá thường gặp, song hiện nay các bác sĩ đã chú ý hơn trong việc kê đơn thuốc cho trẻ nhỏ.

Trẻ bị thiếu hụt canxi và flour

Thiếu hụt canxi và flour là hai thành phần chính của răng, có khả năng bảo vệ cho lớp men răng hiệu quả chính là nguyên nhân gây ra sâu, đen răng. Răng của trẻ lúc này sẽ yếu hơn, dễ dàng bị tổn thương.

Mẹ sử dụng thuốc kháng sinh trong thai kì

Một lý do khác khiến trẻ khi mọc răng sữa bị đen chính là do mẹ sử dụng một vài loại thuốc kháng sinh trong quá trình mang thai. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển răng của trẻ. Chất lượng men răng của trẻ lúc này không được đảm bảo, độ cứng không cao và dễ chịu những tổn thương.

Cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin C

Trẻ bị sún răng cũng có thể xuất phát do tình trạng thiếu vitamin C trong cơ thể. Đây là một loại vitamin vô cùng quan trọng, có tác động tới khả năng chống sự gia tăng của vi khuẩn ảnh hưởng tiêu cực tới răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Trẻ khi còn nhỏ không thể tự mình thực hiện việc vệ sinh răng miệng hiệu quả. Bởi thế, sự hỗ trợ của cha mẹ vô cùng quan trọng để việc loại bỏ vi khuẩn, nguy cơ xuất hiện mảng bám được thực hiện tốt. Lúc này sún răng, hay sâu răng sữa đều không xảy ra dẫn tới những phiền toái không mong muốn.

Làm gì để cải thiện tình trạng răng sữa của trẻ?

Tình trạng mọc răng sữa bị đen là điều mà các bậc phụ huynh hoàn toàn không mong muốn sẽ xuất hiện ở con cái của chính mình. Chính bởi thế việc có thể chăm sóc đúng cách, có phương án giúp cải thiện, hạn chế tình trạng đen răng xảy ra vô cùng quan trọng. Trong đó có một số lưu ý quan trọng chính là:

        Chú trọng tới vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ khi mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ chúng ta cần có cách để vệ sinh sao cho phù hợp, đảm bảo không gây hại cho sức khỏe của bé yêu. Với các bạn còn nhỏ có thể dùng đồ rơ lưỡi cùng với nước muối sinh lý để vệ sinh. Trong khi đó với các bạn lớn hơn có thể bắt đầu tập thói quen dùng bàn chải đánh răng.

        Nếu trẻ có thói quen uống sữa về đêm cần cho bé tráng miệng bằng nước lọc đầy đủ để không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

        Với những trẻ đã mọc đầy đủ răng sữa thì đánh răng đều dặn sau mỗi bữa ăn là bắt buộc. Loại bỏ thức ăn thừa, tránh nguy cơ hình thành mảng bám lúc này được đảm bảo tốt.

        Chú trọng cho trẻ đi khám nha khoa định kì, thông thường sẽ khoảng 3 tháng/lần để kiểm soát sức khỏe răng miệng của mỗi bé được thực hiện tốt.

Biết được những lý do khi mọc răng sữa bị đen ở trẻ nhỏ giúp mỗi bậc phụ huynh có thể chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ cho răng miệng khỏi những vấn đề không mong muốn. Chăm sóc đúng cách, đồng thời chú ý cho trẻ thăm khám thường xuyên tại Nha khoa Sài Gòn B.H để kiểm soát tốt, bảo vệ được răng khỏi tình trạng bị đen, hay những bệnh lý khác xuất hiện.

 

 

 

 



Nguyên nhân và cách xử lý dán răng sứ bị ê buốt

Nguyên nhân và cách xử lý dán răng sứ bị ê buốt

Đăng ngày: 13 Tháng Một, 2021 - Ngoc Lam
Trám răng sâu khoảng bao nhiêu tiền tại nha khoa cao cấp

Trám răng sâu khoảng bao nhiêu tiền tại nha khoa cao cấp

Đăng ngày: 4 Tháng Một, 2021 - Ngoc Lam
Giải đáp dán răng sứ có bị hôi miệng không?

Giải đáp dán răng sứ có bị hôi miệng không?

Đăng ngày: 27 Tháng Năm, 2020 - Ngoc Lam
Trám răng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trám răng nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đăng ngày: 23 Tháng Năm, 2020 - Ngoc Lam
Nguyên nhân răng bị ê buốt khi ăn đồ ngọt 

Nguyên nhân răng bị ê buốt khi ăn đồ ngọt 

Đăng ngày: 6 Tháng Năm, 2020 - Ngoc Lam